"Còn quá sớm để nói kết quả bầu cử sẽ ảnh hưởng thế nào đến lập trường của Slovakia",êntiếngvềviệcứngviênthânNgađắccửởchứng khoán rồng việt Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói trong cuộc tiếp xúc truyền thông cùng Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại Josep Borrell tại Kiev ngày 2/10.
"Chúng tôi tôn trọng lựa chọn của người dân Slovakia", ông Kuleba nhấn mạnh. "Nhưng chúng tôi cần chờ Slovakia xây dựng liên minh thành lập chính phủ, sau đó nhìn vào thành phần của liên minh để đưa ra kết luận đầu tiên".
Ông Borrell tới Kiev để tham dự cuộc họp của các Ngoại trưởng EU, trong bối cảnh Ukraine đang nỗ lực gia nhập EU và chiến sự đã bước sang tháng thứ 20. "Chúng tôi triệu tập cuộc họp lịch sử của các Ngoại trưởng EU tại Ukraine, quốc gia ứng viên và thành viên tương lai của EU. Chúng tôi có mặt ở đây để bày tỏ đoàn kết và ủng hộ đối với người dân Ukraine. Tương lai của Ukraine nằm ở EU", ông cho hay.
Cử tri ở Slovakia, quốc gia láng giềng của Ukraine và cũng là thành viên EU, ngày 30/9 đi bỏ phiếu bầu quốc hội nước này. Đảng Dân chủ Xã hội (SMER) của ông Robert Fico, người có quan điểm thân Nga, giành chiến thắng với tỷ lệ ủng hộ 23,37% sau chiến dịch vận động phản đối viện trợ cho Ukraine. Đảng Cấp tiến Slovakia (PS) xếp thứ hai với 16,86% số phiếu và đảng Tiếng nói Dân chủ - Xã hội (HLAS) đứng thứ ba với 15,03%.
Fico sẽ phải xây dựng liên minh để thành lập chính phủ mới, nhiều khả năng là với đảng HLAS về thứ ba trong cuộc bầu cử.
Trong giai đoạn tranh cử, Fico công khai thể hiện thiện cảm với Nga, đồng thời đổ lỗi cho "những kẻ phát xít Ukraine" đã khiến Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến sự, lặp lại thông điệp mà Điện Kremlin vẫn đưa ra để giải thích cho hành động của mình.
Fico từng kêu gọi chính phủ Slovakia ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine và nói rằng nếu ông trở thành thủ tướng, Bratislava sẽ "không gửi thêm một lô đạn dược nào nữa" cho Kiev. Ông cũng phản đối nỗ lực kết nạp Ukraine vào NATO.
Thay vào đó, Fico muốn Slovakia cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ukraine. Ông cũng muốn nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga.
Nếu Fico thành lập liên minh cầm quyền và trở thành thủ tướng, Slovakia nhiều khả năng sẽ trở thành thành viên NATO thứ hai, sau Hungary, công khai phản đối viện trợ quân sự, kinh tế cho Ukraine. Đây được coi là thách thức không nhỏ đối với Kiev, trong bối cảnh chiến sự kéo dài.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng mô tả Fico là người theo chủ nghĩa thực dụng và dường như ông sẽ tập trung hơn vào các vấn đề trong nước. Mặt khác, những quyết định chính sách trong tương lai của ông cũng bị tác động nhiều bởi các đối tác trong liên minh cầm quyền.
Huyền Lê (Theo AFP, Interfax, Dagsavisen)